Trẻ em bị bệnh trĩ nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị.
Tại sao trẻ em bị bệnh trĩ?
Cấu tạo liên kết vùng hậu môn còn yếu: những năm đầu, cấu tạo cơ thể của trẻ chưa phát triển đủ, các cơ hậu môn tương đối yếu và thiếu chặt chẽ nên khi gặp các áp lực rất dễ gây rối các tĩnh mạnh tạo thành búi trĩ.
Thường xuyên ngồi bô khi đi cầu: tư thế ngồi bô sẽ khiến vùng hậu môn trực tràng của trẻ bị áp lực, ngoài ra trẻ có thể ngồi lâu, liên tục như thế dẫn đến căng phồng các tĩnh mạch trực tràng dẫn đến bệnh trĩ.
Sức đề kháng yếu: do cơ thể chưa phát triển đầy đủ, nên sức đề kháng ở trẻ rất kém vì thế thường hay mắc bệnh khác nhau, trong đó có bệnh trĩ.
Chế độ ăn uống hằng ngày: Đa phần trẻ nhỏ rất biếng ăn, ăn chậm, thường xuyên ngậm thức ăn trong miệng không chịu nuốt. Vì thế dễ gây ra táo bón, nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ở trẻ.
Trĩ là căn bệnh thường gặp ở người lớn khi bị táo bón kéo dài hoặc do thói quen ngồi tại chỗ quá lâu. Ở trẻ em, bé sau 3 tuổi cũng có nguy cơ mắc căn bệnh này nếu cha mẹ không biết cách chăm sóc.
Khi bị trĩ, trẻ sẽ có dấu hiệu đau rát vùng hậu môn. Lúc này, các tĩnh mạch trĩ bị căng phồng, sưng tấy sẽ cản trở quá trình di chuyển của phân. Việc cố sức rặn mạnh có thể khiến trẻ cảm thấy đau và thường xuyên quấy khóc khi đi đại tiện. Trẻ bị trĩ còn có dấu hiệu đi ngoài ra máu, xuất hiện chất nhầy rò rỉ vùng hậu môn, phân trẻ khô, cứng.
Cách phòng và điều trị bệnh trĩ ở trẻ em
Cha mẹ cần tích cực cho con ăn các thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước lọc, các loại nước ép (nước ép táo, nước ép lê, hoặc nước ép mận…) hoặc các thức ăn lỏng, ngũ cốc nguyên hạt để phòng và điều trị bệnh trĩ.
Trong sinh hoạt thường ngày, cha mẹ nên rèn cho trẻ thói quen đi đại tiện đúng giờ, không ngồi một chỗ thời gian dài quá lâu. Tham gia các bộ môn thể thao như học bơi, học võ, chạy bộ là cách rèn thể lực ở trẻ em nhằm nâng cao quá trình trao đổi chất, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
Khi nhận thấy trẻ em có các dấu hiệu bị bệnh trĩ, cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để kịp thời điều trị, tránh làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày.
Mẹ có thể xoa bụng cho trẻ nhuận tràng.
Khi trẻ táo bón, mẹ có thể xoa bụng cho trẻ nhuận tràng, bằng cách đặt trẻ nằm ngửa rồi dùng phần gốc bàn tay phải áp sát vào phần cơ bụng trẻ, từ bụng trên bên phải xoa sang bụng trên bên trái, rồi xuống đến bụng dưới bên phải. Thao tác xoa, xoay, day, đẩy thực hiện xong lại tiến hành tuần tự theo chiều ngược lại.
Mẹ nên chú ý, không làm nặng tay quá và mỗi lần xoa trong 10 phút, mỗi ngày xoa 2-3 lần cho đến khi nào trẻ thông đại tiện được. Sau đó, tiếp tục xoa như thế trong vòng 1-2 tuần nữa để củng cố hiệu quả chữa trị.
